Giỏ hàng
×

Bạn hãy điền đầy đủ thông tin

Cách phân biệt mũ bảo hiểm đạt chuẩn và mũ rởm

Hành trình bảo vệ bản thân chưa bao giờ là việc làm thừa đối với tất cả chúng ta. Ngay cả việc đội mũ bảo hiểm cũng luôn là việc quan trọng hàng ngày khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, chúng ta chưa chú trọng việc chọn mũ bảo hiểm như nào để bảo vệ chính mình. Vậy hãy chú ý tới vài thao tác cho việc phân biệt một chiếc mũ bảo hiểm thật và giả đơn giản tại đây.

Một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn phải đáp ứng đúng các tính năng sau:

Thứ nhất, cấu tạo phải có đủ các bộ phận vỏ mũ, lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (hay còn gọi là xốp bảo vệ) và quai đeo.

Thứ hai, mũ phải được chứng nhận hợp quy, được gắn dấu hợp quy CR. Dấu hợp quy CR phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ đọc, được in trực tiếp lên mũ bảo hiểm hoặc được dán lên mũ bảo hiểm bằng chất liệu không thấm nước, không thể tẩy xóa, làm mờ dấu hợp quy. Đồng thời mũ có ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Nếu là mũ sản xuất trong nước thì nhãn của mũ phải bao gồm các thông tin: Tên sản phẩm, tên địa chỉ và cơ sở sản xuất; cỡ mũ; tháng, năm sản xuất.

Nếu là mũ nhập khẩu thì tối thiểu phải bao gồm các thông tin: Tên sản phẩm, tên địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối; xuất xứ hàng hóa; cỡ mũ; tháng, năm sản xuất.

Mũ bảo hiểm đạt chuẩn sẽ có một số kiểu dáng như mũ che nửa đầu, mũ che cả đầu và tai, mũ che cả đầu, tai và hàm.

Mẫu một chiếc mũ bảo hiểm được gắn dấu hợp quy.

Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không vượt Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không được lớn hơn 50mm.

Mũ bảo hiểm rởm là những loại mũ có kiểu dáng bên ngoài giống mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy nhưng không có dấu hợp quy; không hoặc chưa có công bố tiêu chuẩn chất lượng, vi phạm về nhãn hàng hóa; các loại mũ làm giả, làm nhái mẫu mã của các thương hiệu mũ bảo hiểm xe máy đúng quy chuẩn chất lượng; các loại mũ bảo hiểm xe máy không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đa phần thường được bày bán tràn lan tại các vỉa hè.

Dễ dàng có thể phân biệt hơn đối với mũ bảo hiểm rởm, trọng lượng nhẹ so với mũ bảo hiểm đạt chuẩn, Kiểu dáng thường bắt mắt, thiết kế lỏng lẻo, Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm mũ bảo hiểm kém chất lượng, sản phẩm mũ bảo hiểm giả mạo. Người tham gia giao thông nên tìm mua mũ bảo hiểm ở các cửa hàng, đại lý, showroom của các thương hiệu uy tín và đồng thời dựa trên cơ sở dấu hiệu nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn như hướng dẫn trên.